Addon Domain là gì? Có ưu và nhược điểm gì? Những bước thêm Addon Domain vào cPanel như thế nào? Đối với những người vừa mới bắt đầu vào Hosting thì việc nắm bắt định nghĩa và các thao tác sử dụng là khá khó. Do đó, hãy cùng Tinymedia khám phá thuật ngữ này và có được các bước thêm Addon Domain hiệu quả từ bài viết sau đây.
Addon Domain là gì?
Addon Domain là một tên miền nằm chung với Domain chính, nhưng khác thư mục lưu trữ và có chức năng như miền chính. Đồng thời, Addon Domain sẽ tạo thêm thư mục trên Hosting của bạn, và nó cho phép các doanh nghiệp chạy nhiều trang web với các tên miền khác nhau nhưng cùng hosting chung.
Vì vậy, khi sử dụng Addon Domain, doanh nghiệp có thể có nhiều website cùng lúc mà chỉ cần một tài khoản hosting. Khi bạn sử dụng tên miền mới, Domain sẽ lưu trữ một thư mục khác với domain cũ. Chúng sẽ được kiểm soát thông qua công cụ cPanel.
CÁC SERIES XEM MIỄN PHÍ TỪ PHẠM ĐỊNH - THỢ SEO
Cách thức hoạt động của Addon Domain
Khi bạn sử dụng Addon Domain, hệ thống sẽ tạo một một thư mục mới cho một miền mới. Sau khi kích hoạt, hệ thống tự động tạo thêm 3 URL và người dùng có thể truy cập vào thư mục mới.
Bạn có thể sử dụng thư mục mới này và tạo các tệp tin, mà không lo ảnh hưởng đến tên miền chính bởi chúng đều được thực hiện riêng biệt và độc lập.
Lý do nên tạo và sử dụng Addon Domain
Lý do mà người dùng tạo và sử dụng Addon Domain ngày nay chính là tính kinh tế. Doanh nghiệp chỉ cần trả chi phí cho một tài khoản là có thể toàn quyền sở hữu, quyết định và quản lý tên miền một cách độc lập.
Hơn nữa, việc sử dụng Addon Domain còn có thể giúp doanh nghiệp tạo và quản lý nhiều trang web khác nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả, tránh phiền phức khi đăng ký nhiều tài khoản lưu trữ trang web.
7 cách đẩy website lên top ngay trong 3 tuần
Ưu điểm của Addon Domain
- Khả năng sở hữu Domain: Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền sở hữu và sử dụng chúng một cách độc lập, dù là miền chính hay phụ.
- Không gian lưu trữ tuyệt vời: Cho phép người sử dụng lưu trữ dung lượng lớn. Người dùng sẽ thao tác và lưu trữ dữ liệu với nhiều dạng dữ liệu khác nhau mà không lo hết dung lượng.
- Giao diện thân thiện với người dùng: Giao diện của Addon Domain đơn giản và dễ nhìn. Mang lại cảm giác thân thiện và thuận tiện cho doanh nghiệp thực hiện các thao tác.
- Quản lý dễ dàng chỉ với một bảng điều khiển: Doanh nghiệp có thể quản lý tài liệu hoặc truy cập giao thức FTP chỉ với một bảng điều khiển. Người dùng hoàn toàn có thể tự điều chỉnh bằng cách sử dụng bảng điều khiển này.
Nhược điểm của Addon Domain
Addon Domain rất dễ bị nhiễm mã độc chéo giữa nhiều trang web với nhau. Đối với các trang web sử dụng WordPress, các chuyên gia khuyến khích bạn không nên dùng quá nhiều Addon Domain. Bởi như vậy, sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm mã độc giữa các trang web.
Phương pháp tạo hoặc xóa Addon Domain chuẩn 2022
Tạo Addon Domain
Để tạo miền mới, doanh nghiệp cần truy cập cPanel và kích hoạt Addon Domain. Trong cửa sổ Addon Domain sẽ xuất hiện:
- Document Root được hiểu: Tài liệu gốc Addon Domain
- Password là Mật khẩu
- Password (Again) có nghĩa nhập lại mật khẩu
- New Domain Name có nghĩa là tên miền mới của Addon
- Subdomain hoặc FTP Domain: Khi nhập tên miền mới của Domain, nó sẽ được điền tự động.
Nếu người dùng muốn tạo miền Addon mới, hãy điền đầy đủ các thông tin trên. Sau khi điền đầy đủ thông tin, doanh nghiệp cần nhấn vào nút “Add Domain” để hoàn thành việc đặt tên miền.
Xóa Addon Domain
Nếu bạn muốn xóa, bạn cũng có thể truy cập cPanel. Người dùng sẽ nhấp vào phần “Remove”. Sau khi nhấp vào, khách hàng cũng sẽ nhận được thông báo bổ sung là có xóa Addon Domain này không. Tiếp theo, nhấn tiếp tục vào nút “Remove” và hoàn thành các bước xóa Addon Domain.
Hướng dẫn thêm Addon Domain vào cPanel chi tiết
Trước khi thêm miền addon, bạn cần thuê hosting cho miền chính. Sau đó, bạn có thể thêm nhiều domain vào hosting. Từ đây, bạn có thể thêm nhiều trang web với các thư mục và dữ liệu riêng của chúng.
Với các gói hosting cao cấp có giá thành cao, bạn có thể thêm rất nhiều tên miền. Tạo lập nhiều trang web với dung lượng lưu trữ khổng lồ.
Nếu muốn xem gói Hosting bạn mua có cho phép bạn thêm tên miền không? Bạn mở cPanel và xem phần Addon Domain. Tại đây bạn sẽ thấy số lượng miền mới có thể được tạo. Nếu bạn nhìn thấy biểu tượng vô cực “∞”, gói lưu trữ của bạn cho phép bạn tạo các miền không giới hạn.
- Bước 1: Trỏ tên miền đã đăng ký về host trước khi thêm tên miền. Sau đó, mở cPanel và tìm phần Addon Domains.
- Bước 2: Nhập tên miền cần thêm và khai báo các thông tin:
- New Domain Name: Tên miền để thêm vào máy chủ.
- Subdomain or FPT Username: Điền username FTP cho tên miền này. Ngoài ra, Username cũng là Subdomain của tên miền chính trong gói Host dùng để truy cập.
- Document Root được hiểu là thư mục dành riêng cho miền. Bạn cũng phải khai báo public_html và theo sau là tên thư mục. Tên của thư mục là tên miền.
- Password: Tạo mật khẩu FTP cho miền này.
- Bước 3: Nhấn vào “Add Domain” để bắt đầu.
- Bước 4: Vào thư mục tên miền, tải tệp lên và bắt đầu sử dụng.
Hướng Addon Domain đến thư mục tồn tại cụ thể
Đôi khi, bạn có sẵn nội dung của một thư mục cụ thể trong tài khoản của mình, hoặc bạn muốn nội dung nằm trong thư mục khác với thư mục mặc định. Trong trường hợp đó:
Bạn sẽ chỉ định thư mục đúng trong “Tên người dùng / Thư mục / Tên miền phụ” từ hướng dẫn trên, chứ không phải những gì nó gợi ý.
- Nếu thư mục không tồn tại, nó sẽ tự tạo thư mục cho bạn.
- Nếu thư mục đã tồn tại, nó đưa ra cảnh báo cho bạn rằng tên người dùng / thư mục / tên miền phụ đã tồn tại.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn đã cố tình nhập một tên đã tồn tại. Như vậy, bạn có thể yên tâm mà bỏ qua cảnh báo này. Bởi vì trước đó, bạn đã định hướng miền addon đến một thư mục đã tồn tại.
Lời kết
Từ bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ Addon Domain là gì? Những ưu và nhược điểm và 4 bước thêm Addon Domain vào cPanel. Từ đó mà bạn có thể dễ dàng thao tác và sử dụng, tạo dựng Addon Domain một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã đọc & tham khảo các bài viết từ Tinymedia. Chúc bạn một ngày mới hạnh phúc