Audit Website là gì? Bạn đã từng Audit website của mình chưa? Khi Audit website cần phải tập trung vào những phần nào? Ở bài viết này Tinymedia sẽ nói rõ những thắc mắc và những vấn đề mà bạn gặp phải khi thực hiện Audit website.
Audit Website là gì?
Audit website có thể hiểu đơn giản là quá trình kiểm tra và sửa lỗi website sau một thời gian website đi vào hoạt động. Việc Audit website bao gồm nhiều yếu tố, nhưng có thể nhóm lại thành 3 nhóm yếu tố chính đó là: Technical, Onpage và Offpage.
Mục đích của việc Audit website là xác định những vấn đề suất hiện trên website của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình SEO bao gồm:
- Những vấn đề về kĩ thuật đang tồn tại trên website
- Những vấn đề về SEO onpage
- Những vấn đề về SEO offpage
Như vậy có thể nói mục đích cuối cùng của Audit website đó là giúp chủ nhân của website phát hiện ra những vấn đề khiến cho website của mình bị tụt traffic hay bị kìm hãm thứ hạng.
Vậy lợi ích của việc Audit website là gì? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết
CÁC SERIES XEM MIỄN PHÍ TỪ PHẠM ĐỊNH - THỢ SEO
5 lợi ích cực lớn mà Audit website mang lại
Có thể thấy Audit website là một công việc quan trọng, tuy nhiên đa số mọi người lại không thấy tầm quan trọng này vì chưa thực sự thấy rõ những lợi ích lớn mà việc Audit website đem lại. Dưới đây là những lợi ích lớn mà việc Audit website đem lại
- Cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm từ đó nâng cao được lượng traffic
- Cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Giúp website đáp ứng được tốt các thuật toán mới cập nhật của công cụ tìm kiếm
- Đưa website thoát khỏi các án phạt của công cụ tìm kiếm
Trên đây là 4 lợi ích cực lớn mà Audit website đem lại. Ở phần tiếp theo Tinymedia sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách audit website cơ bản mà bất kì ai cũng có thể làm được.
Hướng dẫn chi tiết các bước Audit Website cơ bản
Check list các yếu tố cần kiểm tra trong Audit website
Trước khi đi vào công việc Audit, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố cần phải kiểm tra. Check list này sẽ liệt kê các lỗi của website và giúp quá trình audit được nhanh và khoa học hơn.
Check list bao gồm các lỗi phổ biến như: tốc độ tải trang của website, tính thân thiện với người dùng, các lỗi 3xx, 4xx, 5xx, lỗi về sitemap, robot,txt,…
Mọi người có thể tải check list ngay tại đây.
Đây là check list Audit website mà bên mình vẫn thường hay dùng. Tuy không đầy đủ nhưng nó cũng đảm bảo được website của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều.
Các công cụ, phần mềm cần có khi Audit website
Trước khi tiến hành kiểm tra và Audit website mọi người cẩn phải chuẩn bị các công cụ, phần mềm sau để công việc được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng:
Đây là phần mềm Audit website được rất nhiều người sử dụng. Công cụ này sẽ giúp cho mọi người phát hiện ra các lỗi về meta tags, content và nhiều lỗi khác trên website. Tặng tài khoản Screaming Frog miễn phí:
- Acc: GOOGLE – Key: 08BF14A391-1735301158-B69798644A
- Acc: COREUPDATE – Key: 15C6504F3B-1735301221-84A2AD9DF2
- Acc: VIETCODERS – Key: A7DB627006-1735301234-9023898DF8
- Acc: VIETCODERSSEO – Key: 0BAEA61749-1735301251-4099936144
Phần mềm này sẽ cho mọi người sử dụng miễn phí 500 url. Nếu website của bạn có số lượng url lớn hơn thì cần phải mua license key.
- SEO Quake
Đây là một extension miễn phí trên Google Chrome. SEO Quake sẽ giúp bạn kiểm tra được một số thông tin cơ bản của website như sitemap, robot.txt,…
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi vào chi tiết cách Audit Website
Audit technical SEO
- Schema Markup (dữ liệu có cấu trúc)
Schema Markup là một thuật ngữ dùng để diễn tả việc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Việc đánh dấu này giúp cho công cụ tìm kiếm thấy được ý nghĩa đằng sau các nội dung được đề cập trên website của bạn. Chính vì thế mà Schema cũng trở thành một phần quan trọng của website.
Thông thường một website bắt buộc phải có schema Local Business. Đối với những website bán hàng cần phải có thêm schema Product.
Có thể nói dữ liệu có cấu trúc rất quan trọng, thế nhưng vẫn có một số website thiếu phần này đặc biệt là những schema như Local Business, Person hay product.
Để kiểm tra phần này mọi người chỉ cần truy cập vào công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google để kiểm tra. Có một lưu ý nhỏ ở đây, đó là công cụ này chỉ kiểm tra trên 1 URL. Vì thế, khi kiểm tra bạn cần phải check nhiều định dạng bài viết khác nhau.
Đối với schema về Local business, person bạn cần phải kiểm tra trang chủ. Đối với schema product bạn cần phải kiểm tra Url sản phẩm. Và với schema tác giả bạn cần phải kiểm tra Url bài viết.
Sau khi kiểm tra xong, nếu website của bạn thiếu schema thì cần phải bổ xung ngay lập tức. Đặc biệt là Schema Local Business và Product (đối với những site bán hàng). Bạn có thể xem cách sửa chi tiết qua video dưới đây.
-
Sitemap và Robot.txt
Đây là 2 yếu tố rất quan trọng, quyết định đến việc bọ tìm kiếm cào dữ liệu website của bạn. Sitemap sẽ giúp bọ tìm kiếm cào dữ liệu nhanh hơn, một cách khoa học và có cấu trúc. Đi kèm với đó, robot.txt sẽ thông báo với bọ rằng url nào được cào và url nào không được cào.
Có rất ít website mắc những lỗi về Sitemap và Robot.txt. Tuy nhiên, ít không phải là không có. Một số lỗi lớn ở 2 yếu tố này đó là sitemap gặp lỗi (không tìm thấy sitemap, url sitemap không truy cập được), thiếu sitemap, sitemap không được khai báo trong robot.txt, không có robot.txt, robot.txt bị cấu trúc sai.
Đọc thêm: Tăng Organic Traffic là gì? Hướng dẫn audit website hiệu quả với phần mềm Seo
Cách kiểm tra 2 lỗi này vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cài đặt Extension SEOquake. Sau đó, truy cập vào website của mình. Tiếp theo nhấp chọn SEOquake và nhấn vào Diagnosis.
Tại đây bạn hãy kéo xuống mục Robots.txt và Xml Sitemap để kiểm tra.
Cách sửa lỗi sitemap và robot.txt mọi người hãy xem video hướng dẫn dưới đây
-
Các lỗi 3xx, 4xx, 5xx
Các lỗi thương gặp nhất đối với các yếu tố này đó là link bị 301, 302 hay 404. Đối với các lỗi này mọi người chỉ cần cào và thu thập dữ liệu từ Screaming Frod là sẽ có.
Với những URL bị lỗi 3xx mọi người chỉ cần xem những url đó đã noindex chưa và tiến hành noindex tùy theo mục đích của mình. Với những link bị lỗi 404 mọi người có thể xem cách sửa lỗi ở video dưới đây.
Đối với lỗi 500 mọi người hãy xem video nhé
Audit SEO Onpage
Sau khi audit xong phần Technical, mọi người sẽ đến với phần Onpage. Đối với Onpage, bắt buộc mọi người phải kiểm tra trên từng URL để phát hiện các lỗi trên những Url này
Các lỗi thường xuất hiện ở phần onpage này đó là thiếu, trùng lặp meta tags, thiếu hay trùng lặp thẻ alt ảnh, thin content, trùng lặp content,…
Với các lỗi này mọi người rất dễ phát hiện chỉ cần sử dụng công cụ Screaming Frog là có thể thấy được.
Sau khi tìm và liệt kê các lỗi về meta tags xong, để sửa những lỗi này, mọi người chỉ cần truy cập vào trang quản trị nội dung của url đó và sửa bình thường. Mọi người hãy xem video dưới đây để hiểu rõ hơn nhé
Đối với ảnh, mọi người chỉ cần truy cập vào phần media trong trang quản trị website và chỉnh lại cho đúng. Hãy xem video dưới đây để biết rõ cách làm nhé
Canonical và index thẻ tag, danh mục bài viết
Canonical là lỗi mà mọi người hay mắc phải nhất. Lỗi thường xuất hiện ở những site về thương mại điện tử có nhiều danh mục sản phẩm. Với lỗi này bắt buộc mọi người phải kiểm tra bằng tay. Cách kiểm tra và sửa lỗi này mọi người hãy xem video dưới đây
Với lỗi index thẻ tag hay danh mục bài viết. Tùy theo mục đích của bạn mà nên giữ nguyên hoặc noindex nó đi.
Với những thẻ tag nếu như không cần SEO mình nghĩ mọi người nên noindex nó vì rất có thể những thẻ tag này sẽ tạo ra những url có chứa lỗi thin content. Dẫn đến site của mọi người sẽ bị Google phạt.
SEO off-page
Đây là nhóm yếu tố cuối cùng trong quá trình Audit một Website. Những lỗi hay gặp phải ở yếu tố này đó là site chứa quá nhiều backlink kém chất lượng, tối ưu anchor text quá liều hoặc có quá nhiều liên kết bị hỏng (broken link).
Với những lỗi này mọi người chỉ cần kiểm tra trên Ahref, lọc ra những link kém chất lượng và disavow nó đi bằng công cụ disavow link của Google.
Với anchor text bị tối ưu quá liều, thì mọi người nên cân đối lại cho phù hơp (dưới 5% với những từ khóa chính). Với broken link mọi người chỉ cần gỡ link đó ra khỏi site của mình là được.
Đọc thêm: Search Engine là gì? Ứng dụng textlink và Semantic SEO để tối ưu website
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của mình về Audit website cũng như cách audit website một cách cơ bản. Hy vọng thông qua bài viết này mọi người có thể nắm được, hiểu thêm về Audit website và cũng có thể tự tay Audit website của mình.
Ngoài ra, nếu bạn quan tâm và muốn website của mình được kiểm tra và sửa lỗi một cách chi tiết hơn, hiệu quả hơn. Hãy liên hệ với Tinymedia để được check lỗi miễn phí, tư vấn và thực hiện Audit với chi phí tốt nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc & tham khảo các bài viết từ Tinymedia. Chúc bạn một ngày mới hạnh phúc